Khái niệm thang máy

I. Khái niệm cơ bản về thang máy
Thang máy là một hệ thống vận chuyển yêu cầu rất cao về tính nghiêm ngặt và tính an toàn, thang may trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của con người. Cho nên yêu cầu đặc biệt tới hệ thống thang máy phải đảm bảo nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, các thành phần liên quan tới mặt kỹ thuật, quá trình sản xuất, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành quỳ trình bảo trì bảo dượng định kỳ khi đưa thang máy vào sử dụng.
Có thể nói trong thời kỳ đô thị hóa cao như hiện nay, các tòa nhà có chiều cao lớn luôn gắn liền với hệ thống thang máy, phục vụ giao thông trong tòa nhà một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất. Có thể nói giao thông trong các dự án cao tầng không được điều tiết, hoạt động chắc chắn các dự án tòa nhà văn phòng, chung cư, khu thương mại sẽ không khả thi.
Khái niệm về thang máy
Một hệ thống thang máy không chỉ thỏa mãn về mặt hình thức như thiết kế Cabin sang trọng, tinh tế, đẹp mắt mà còn đạt đủ tiêu chuẩn, chứng chỉ an toàn, đảm bảo tính tin cậy cao bao gồm các thiết bị an toàn đi kèm theo như: Hệ thống UPS (Uninterruptible Power Supplier) là bộ lưu trữ điện dự phòng, cung cấp điện cho hệ thống thang máy trong trường hợp mất điện đột ngột, đảm bảo nguồn điện chiếu sáng, bộ đàm trong thang máy (Interphone), chuông báo, phanh an toàn khi mất điện, bộ đóng cắt an toàn cửa cabin v..v…
II. Có những loại thang máy nào
Với công nghệ chế tạo thang máy nhiều chủng loại như hiện nay, với nhiều thiết kế, chủng loại khác nhau phù hợp cho từng mục đích sử dụng của từng công trình.
Ta sẽ phân biệt thang máy theo các đặc điểm sau:
Theo bộ dẫn động cabin trong thang máy
Theo vị trí đặt bộ puli kéo
Theo kết cấu vận hành
Theo thông tin, thông số của giếng thang
Theo kết phương thức thiết kế các modul cơ bản
Theo vị trí cabin thang máy và đối trọng đặt sau cabin hay bên hông cabin.
Theo hành trình chiều cao giếng thang của cabin
Theo chức năng chuyên dụng của thang máy (TCVN 5744 – 1993).
Thang máy được chia thành 5 loại:
1. Thang máy chở khách
Là hệ thống thang máy thiết kế phù hợp sử dụng với tần suất cao, sử dụng chuyên chở người, vận chuyển hành khách trong các khu chung cư, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, nhà khách v..v….
2. Thang máy bệnh viện
Là hệ thống thang máy được thiết kế đặc biệt cho ngành ý tế sử dụng trong các bệnh viện, khu điều dưỡng, các trạm ý tế xã phường. Thang máy bệnh viện có ưu điểm là kích thước cain có diện tích chuyên chở băng ca (cáng) và giường bệnh, trong đó đảm bảo diện tích cho bác sĩ, y ta và các thiết bị y tế đi kèm. Đặc biệt vận hành của thang đảm bảo dừng tầng êm, không rung lắc đảm bảo bệnh nhân được cố định, an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
3. Thang máy tải chở hàng
Là hệ thống thang máy chuyên dụng có tải trọng cực lớn có thể lên đến 10 tấn được sử dụng rộng dãi trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà xưởng, nhà kho, v.v… thiết kế thang chở hàng có đặc thù cabin lớn, xe nâng có thể ra vào một cách dễ dàng, thang chạy êm không gây lắc, giật cục ảnh hưởng tới hàng hóa.
4. Thang máy tải thực phẩm:
Là hệt thống thang máy có tải trọng nhỏ, thiể kế riêng cho các nhà hàng, khách sạn, nhà ăn tập thể, giúp chuyển thức ăn lên các tầng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Thiết kế của thang tải thực phẩm này là chỉ có bảng điều khiển ngoài cabin được đặt trước cửa tầng còn thiết kế thông thường các loại thang khác đều có bảng điều khiển trong cabin có thể điều khiển thang lên xuống từ trong hoặc ngoài cabin. Ngoài những thang chuyên dụng cho từng mục đích sử dụng như trên còn có thể kể đến các loại thang máy khác như thang máy dành cho cứu hỏa, hay thang máy nâng ô tô .v..v….
III. Các ký hiệu nhận biết của thang máy
Thang máy được đánh dấu ký hiệu bằng chữ và số như sau:
1. Dòng thang máy:
Theo tiêu chuẩn thế giới các hãng thang máy dùng các chữ cái (Latinh) ký hiệu cho các dòng thang máy như sau:
Thang máy chở khách có kỹ hiệu là P (Passenger)
Thang máy bệnh viện có ký hiệu là B (Bed)
Thang máy tải hàng có ký hiệu là F (Freight)
Thang máy tải thực phẩm D (Dumbwaiter)
Thang máy nâng ô tô có ký hiệu là AL (Auto Lift)
2. Tải trọng và số người trong thang máy Số người (P) – kg
Ví dụ: P – 600kg (P viết tắt của Person)
3. Loại mở cửa thang máy:
Mở chính giữa lùa về hai phía: CO (Centre Opening)
Mở một bên lùa về một phía: 2S (Single Side)
4. Tốc độ tháng máy: m/ph hoặc m/s
Ví dụ: 90 m/ph hoặc 1.5 m/s
5. Số tầng phục vụ của thang máy hay nói cách khác là tổng số tầng của tòa nhà
Ví dụ: 08/09 điểm dừng (stops)
6. Hệ thống điều khiển – PLC (Programmable Logic Controller)
7. Hệ thống cửa biến tần – VVVF (Variable Voltage Variable Frequency):
hệ thống điều khiển tốc độ vô cấp bằng bộ biến đổi điện áp và tần số điều khiển tốc độ mở, đóng cửa thang máy.
Duplex hay hệ thống điều khiển cụm FI (Flexible Intelligence) linh hoạt, sử dụng cho các cụm thang đồi, thang ba.
Có thể hiểu các thông số ký hiệu cho thang máy như sau:
Ví dụ: Thang máy HITACHI có ký hiệu thang máy như sau P15 / CO / 105 / 18-20 / VVVF – Duplex FI
Ký hiệu trên có nghĩa là: Thang may tai khach hitachi, tải trọng 15 người, kiểu mở cửa chính giữa lùa hai phía, tốc độ di chuyển cabin 105m/ph, có 18 điểm dừng phục vụ trên tổng số 20 tầng của tòa nhà, hệ thống điều khiển hệ thống điều khiển vô cấp bằng bộ biến đổi điện áp và tần số, Hệ thống điều khiển cụm cho thang đôi (sử dụng chung một bảng gọi tầng).